Tổ chức chính trị Chính trị

Tổ chức chính trị hay Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các thiết chế quyền lực chính trị, được xã hội thừa nhận bao gồm các tổ chức chính trị như Đảng phái, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội có mối quan hệ mang tính pháp quy với nhau cùng liên kết nhằm thực hiện mục tiêu chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Cấu thành hệ thống chính trị bao gồm các thực thể nhưː Đảng chính trị, Nhà nước, các tổ chức đại diện cho các lực lượng khác nhau trong xã hội.[7]

Đảng phái chính trị

Đảng là một tổ chức xã hội tự nguyện, tập hợp những người có những đặc điểm chung nhất định, tuân thủ theo những quy tắc nhất định, cùng thực hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm thỏa mãn mục tiêu nào đó. Khi một Đảng có mục tiêu chính trị, tập hợp những người có chung một đặc điểm là cùng một giai cấp, cùng có mong muốn đấu tranh giành quyền lực chính trị, thì Đảng đó là Đảng chính trị[22]

Đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất và có tổ chức của một giai cấp, làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp mình. Các Đảng chính trị xuất hiện ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên của xã hội có giai cấp, gắn liền với những sự khác nhau về lợi ích của các giai cấp và của các tập đoàn hợp thành giai cấp. Nhưng lịch sử thực sự của các Đảng chính trị chỉ bắt đầu từ thời kì Đại cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỷ XVIII).[22]

Đảng chính trị là một tổ chức xã hội tự nguyện, liên minh của những người cùng tư tưởng, theo đuổi những mục đích chính trị nhất định; cố gắng giành ảnh hưởng lãnh đạo đối với đời sống chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền để thực hiện đường lối của mình. Là một bộ phận cấu thành của kiến trúc thượng tầng, Đảng chính trị hành động bằng thuyết phục, truyền bá các quan điểm tư tưởng, bằng cách tập hợp những người cùng chí hướng. Đảng chính trị có những phương tiện vật chất như các cơ quan báo chí, thông tin và xuất bản. Đảng thu hút vào hàng ngũ của mình bộ phận tích cực nhất của giai cấp, chứ không bao giờ toàn bộ giai cấp. Tùy theo giai cấp đóng vai trò như thế nào trong đời sống và trong sự phát triển xã hội (vai trò cách mạng tiến bộ, bảo thủ, phản động) mà đảng của nó thể hiện vai trò đại diện cho lợi ích của giai cấp.[22]

Nhà nước

Nhà nước là một thiết chế quyền lực đặc biệt, là một công cụ do Đảng chính trị và giai cấp thống trị lập ra nhằm duy trì sự thống trị và đảm bảo quyền lợi của giai cấp đó, đồng thời trấn áp giai cấp, tầng lớp khác. Về hình thức, tuỳ vào từng quan hệ sản xuất xã hội khác nhau trong lịch sử mà tồn tại các kiểu và các hình thức Nhà nước khác nhau. Ở xã hội chiếm hữu nô lệ, có bốn phương thức hình thành Nhà nước gồm: Phương thức Aten, Phương thức Roma cổ  đại, phương thức Giec  - manh và phương thức phương Đông cổ đạiỞ xã hội phong kiến, quyền lực tập trung mạnh mẽ vào một vị vua được gọi là "thiên tử". Do đó, vua là người đứng đầu nắm toàn bộ quyền hành điều khiển Nhà nước, tiếp đến là hệ thống quan lại, quý tộc từ trung ương đến địa phương. Sang chế độ tư bản chủ nghĩa thì Nhà nước được tổ chức theo học thuyết Tam quyền phân lập với nhiều hình thức khác nhau: Chính thể quân chủ lập hiến, chính thể cộng hoà tổng thống, chính thể cộng hoà đại nghị. Đặc điểm chung của Nhà nước tư sản là sự phân chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quyền này độc lập, đối trọng, kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau. Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng quyền lực Nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, nhưng có sự phân chia với nhau trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháptư pháp.[23] 

Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng, là trụ cột của hệ thống chính trị. Thông qua các cơ chế quyền lực, Nhà nước  quản lý toàn bộ các mặt của đời sống xã hội: Quyền lập pháp giúp Nhà nước ban hành pháp luật, quyền hành pháp giúp Nhà nước tổ chức và thực thi pháp luật, quản lý nền sản xuất, quản lý đời sống xã hội, quyền tư pháp giúp Nhà nước kiểm sát và xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, chống lại chế độ kinh tế, chính trị của quốc gia, dân tộc..Hoạt động của Nhà nước chính là trung tâm của sự vận hành hệ thống chính trị.[23]

Các tổ chức liên minh đại diện

Các tổ chức liên minh, liên kết, đại diện cho các lực lượng khác nhau trong xã hội. Đó là các tổ chức đoàn kết toàn dân tộc, các tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Các tổ chức này góp phần tham gia vào hoạt động của hệ thống chính trị trong việc tạo ra khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ lợi ích cho các giai tầng xã hội trước giai cấp thống trị. Một mặt các tổ chức này đóng vai trò lớn trong hệ thống chính trị, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống này; mặt khác, trong nhiều trường hợp chính các tổ chức này lại là nguyên nhân phá vỡ hệ thống chính trị hiện thời. Đó là khi một giai cấp tiến bộ trong lịch sử ra đời, có tổ chức tiên phong, đại diện xong chưa nắm được quyền lực chính trị. Khi đó, thông qua con đường bạo lực cách mạng, nó sẽ lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị lỗi thời, lạc hậu, cũng tức là đạp đổ hệ thống chính trị hiện thời để xây dựng lên một hệ thống chính trị mới mang bản chất giai cấp của chính nó.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính trị http://etext.library.adelaide.edu.au/m/mill/john_s... http://chronicle.com/free/v50/i29/29a01401.htm http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/chinh_kh... http://definitions.uslegal.com/p/political-corrupt... http://www.academia.edu/7285675/Globalization_and_... http://www.academia.edu/7305007/Globalization_and_... http://history.hanover.edu/courses/excerpts/165act... http://classics.mit.edu/Confucius/analects.html http://plato.stanford.edu/entries/aristotle-politi... http://plato.stanford.edu/entries/confucius/#ConPo...